
|
Hình ảnh




Video
Bỉnh chọn
Thống kê truy cập
  Đang truy cập : 19
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 743051
Chi tiết tin
GD&TĐ - Đây là một nội dung trong văn bản hướng dẫn thực hiện dạy học các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân (GDCD) cấp THCS và THPT của Sở GD&ĐT Bến Tre.
Sự học ở vùng bãi ngang
Mảnh đất Thạnh Phú, năm 1946 là nơi xuất phát chuyến vượt biển đầu tiên của đoàn đại biểu Bến Tre ra miền Bắc gặp Bác Hồ và Trung ương Đảng, mở đường chi viện của Trung ương cho miền Nam. Tiểu đoàn 307 nổi tiếng là đơn vị “đánh đâu được đấy, oai hùng biết mấy” của thời 9 năm kháng chiến chống Pháp đã làm lễ xuất quân đầu tiên trên đất Đại Điền, Thạnh Phú. Đây cũng là mảnh đất giàu truyền thống anh hùng cách mạng, nơi đầu cầu tiếp nhận vũ khí của đường Hồ Chí Minh trên biển.
Anh hùng trong chiến tranh, sau cuộc chiến, người dân Thạnh Phú trở lại ruộng đồng với bao gian nan, vất vả. Đến nay, đời sống người dân địa phương đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên ở các xã ven biển vẫn còn không ít khó khăn, nhất là chuyện học hành của con em. Toàn huyện hiện có 9/18 xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng bãi ngang ven biển (gồm xã Thạnh Phong, Thạnh Hải, An Điền, Giao Thạnh, Mỹ An, Bình Thạnh, An Nhơn, An Qui, An Thuận).

Những năm trước đây tình hình học sinh bỏ học ở huyện luôn là nỗi lo của ngành giáo dục. Nhìn thấy cảnh học trò bỏ học cùng cha mẹ lo mưu sinh hoặc bỏ xứ đi làm công nhân ở những tỉnh xa, chúng tôi rất xót xa! Trước khó khăn, thách thức này, thầy trò không lấy đó làm tự ti, buông xuôi mà cố gắng tìm giải pháp tháo gỡ.
Không thể ngày một, ngày hai mà làm được, ngành GD&ĐT huyện đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Sở GD&ĐT, của hệ thống chính trị tại địa phương nên từng bước kéo giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nhờ đó mà chất lượng giáo dục cũng nâng lên đáng kể”.
Trước thềm năm học mới 2017 - 2018, chúng tôi đã đến thăm nhiều điểm trường trên địa bàn huyện. Nhìn chung, các trường đã sẵn sàng đón học sinh, trong đó có nhiều trường được đầu tư sửa chữa và xây mới đảm bảo đủ điều kiện cho việc dạy, học.
Khi chúng tôi đến thăm điểm Trường TH Thạnh Hải, ông Trịnh Xuân Tùng không giấu được niềm vui: “Bên cạnh nguồn lực của địa phương thì công tác xã hội hóa giáo dục đã giúp ích cho huyện rất nhiều. Không có kinh phí để xây trường thì thầy trò phải tự thân đi vận động xã hội hóa. Nếu ngồi ở nhà chờ người ta đem cho thì biết khi nào. Cũng nhờ chủ trương xã hội hóa mà Ngân hàng Công thương chi nhánh TPHCM đã xây tặng 10 phòng học ở Trường TH Thạnh Hải. Có ngôi trường mới, thầy trò ở đây mừng rơi nước mắt vì không còn lo cảnh trường xuống cấp, mưa tạt, nắng chiếu như trước”.
Có trường mới, đường sá đi lại thuận tiện, được chính quyền, ngành giáo dục địa phương quan tâm, chăm lo, người dân Thạnh Phú ý thức hơn việc học của con em. Thay vì trước đây, con em phải cùng cha mẹ lam lũ mưu sinh sau những giờ học thì hiện nay nhiều gia đình cho con ở nhà để tập trung cho học tập và định hướng nghề nghiệp phát triển quê hương. Vì theo người dân, chỉ có con đường học mới mở mang tri thức, mới thoát nghèo và có thể giúp ích quê hương thêm giàu đẹp.
Vừa đi cào nghêu thuê ở bãi bồi về, gặp chúng tôi, chị Võ Thị Kim Cương ở xã Mỹ Hưng, phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, làm nghề cào nghêu thuê không có dư chỉ đủ để lo cho cuộc sống hằng ngày. Tuy khó khăn nhưng chuyện học của đứa con trai đang học lớp 4 là ưu tiên hàng đầu. Giờ đây đường đi học không còn trắc trở, trường lớp được xây dựng kiên cố, thầy cô giáo luôn động viên, giúp đỡ nên phải cố gắng cho con đi học…”.